Cách phân biệt Cà gai leo với các loại cây khác, cà gai leo trước nay chỉ có một loại, là loại dùng để làm thuốc hỗ trợ chữa bệnh gan và một số bệnh khác. Loại này có thân nhỏ, mọc leo hay bò dài đến 6m hoặc hơn; thân Cà gai leo hóa gỗ, nhẵn, phân cành; cành phủ lông hình sao và nhiều gai cong màu vàng; lá mọc so le, hình bầu dục hay khuôn, xẻ thùy không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng; cụm hoa hình xim ở nách lá, gồm 2-5 (7-9) hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng.
Ngoài những cây có đặc điểm như mô tả ở trên, còn lại đều là các loại Cà dại, Cà tàu hay Cà độc dược. Mặc dù những cây này hình dáng tương tự nhưng thật ra rất khác so với Cà gai leo. Nếu không cẩn thận phân biệt mà tùy tiện sử dụng có thể vừa không có hiệu quả trong điều trị, lại gây ra tác dụng ngược không lường trước được. Để giúp mọi người phân biệt các loại cây thuộc họ cà dễ dàng hơn, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn bí quyết phân biệt các loại cây này nhanh và chính xác nhất:
- Cà dại (còn gọi là Cà dại hoa trắng):
Với Cà dại, chúng ta có thể phân biệt theo 4 yếu tố dễ nhận thấy nhất ở cây:
– Thân mọc đứng (Cà gai leo mọc leo hoặc bò);
– Lá có kích thước lớn hơn Cà gai leo;
– Hoa màu trắng (Cà gai leo có hoa màu tím nhạt);
– Quả khi chín có màu vàng (trong khi Cà gai leo quả khi chín có màu đỏ), quả Cà dại cũng có đường kính lớn hơn quả Cà gai leo;
Cà dại tuy không có công dụng tương tự Cà gai leo nhưng đây cũng là một loại cây thuốc Nam có dược tính tốt, có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giảm đau, trừ ho. Thường được dùng trị đau thắt lưng, đòn ngã tổn thương, đau dạ dày, đau răng, bế kinh, ho mạn tính,… Với nhiều bài thuốc Nam rất hiệu quả, thiết thực như:
– Làm dịu vết ong đốt: Lấy quả cà dại giã nát với lá lốt, vắt lấy nước bôi lên chỗ bị đốt.
– Chữa nước ăn chân: Lá chè xanh và lá phèn đen mỗi thứ 20-30g, sắc lấy nước đặc, ngâm rửa chân trong 5-10 phút. Sau đó lấy quả cà dại hoa trắng và lá lốt, mỗi thứ 20g, giã nát, thêm ít nước, dùng bông thấm nước thuốc bôi vào những kẽ nứt nẻ.
– Chữa đau nhức răng: Rễ cà dại, rễ cây chanh, vỏ cây lai, vỏ cây trẩu, mỗi vị 10g, sắc lấy nước đặc ngậm rồi nhổ đi.
Cây cà gai leo
- Cà tàu (còn gọi là Cà dại trái vàng):
– Thân mọc đứng nhưng thấp hơn Cà dại hoa trắng, và khác hẳn Cà gai leo mọc leo hoặc bò.
– Lá to rộng gần giống các loại cà cho ăn quả được
– Hoa màu trắng hoặc xanh lục nhạt (Cà gai leo hoa màu tím nhạt)
– Quả Cà tàu khi chín màu vàng tươi (Cà gai leo màu đỏ)
Tương tự Cà dại hoa trắng, Cà tàu cũng thuộc dòng họ nhà Cà nên cũng là cây có thể làm thuốc, nhưng không có dược tính tương tự người anh em Cà gai leo của mình. Tuy ở nước ta chưa phổ biến làm thuốc, nhưng nhiều nước như Ấn Độ, Malaixia, Thái Lan, Châu Úc người ta dùng toàn cây chữa ho, thông tiểu, chữa hen, sốt; lá, thân và quả dùng làm thuốc bổ đắng chữa phù; hạt đốt xông khói chữa sâu răng.
Cây cà dại
- Cà độc dược:
Đây là cây dễ phân biệt nhất với Cà gai leo cũng như những cây cà dại khác. Nhìn hình ta có thể nhận thấy:
– Hoa Cà độc dược có màu trắng (hoặc vàng), cánh hoa dính liền nhau thành hình phễu
– Quả Cà độc dược mặt ngoài có gai mềm, rất khác so với quả của các các laoị cà khác.
Cũng thuộc họ Cà, cũng có dược tính, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức. Nhưng nguy hiểm hơn, Cà độc dược có độc tính cao nên người dùng phải cẩn thận, chỉ nên dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc, tuyệt đối không được tự ý dùng, tránh ngộ độc.
Cây cà độc dược
Ngoài ra, trong tự nhiên còn có nhiều loại cây khác có hình dáng tương tự. Tuy nhiên, chỉ cần nắm rõ đặc điểm của cây cà gai leo và một số cách phân biệt cơ bản và dễ nhận thấy là bạn có thể dễ dàng tìm cho mình loại thảo dược đúng nhu cầu, điều trị hiệu quả và có một sức khỏe ở trạng thái tốt nhất.
Các bạn có nhu cầu mua cây cà gai leo chất lượng tốt nhất từ các vùng rừng núi liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí mua hàng chất lượng nhất